Thú chơi đồng hồ cổ đã ra đời từ rất lâu. Bên cạnh thú chơi đồng hồ tủ, đồng hồ treo tường, để bàn, có một dòng chơi đồng hồ nữa mà ít người biết, đó là chơi đồng hồ đeo tay. Từ những năm 30 thế kỷ trước, những hãng đồng hồ đeo tay lớn nhất thế giới như Rado, Longines, Movado… đã du nhập vào Việt Nam.
Một trong những người mở tiệm bán đồng hồ đầu tiên ở Việt Nam chính là nhà sưu tập Đức Minh, cửa hiệu trên phố Tràng Tiền. Đấy cũng là nơi thường lui tới của những tay chơi đồng hồ đeo tay cổ. Hiện nay đi qua Tràng Tiền, vẫn có thể nhìn thấy một tòa nhà mà trên nóc vẫn để các hiệu đồng hồ nổi tiếng xưa nay.
Săn hàng “độc”
Không như các loại đồng hồ cổ khác, thú chơi, sưu tập đồng hồ đeo tay xuất hiện muộn hơn. Nó chỉ thực sự bắt đầu sau giải phóng.
Trước chiến tranh, mỗi chiếc đồng hồ đeo tay là cả một gia tài lớn. Và trong giới những người am hiểu, thì người có nhiều đồng hồ đeo tay nhất là Bác Hồ. Bởi nhiều chính khách, bạn bè quốc tế thường tặng Bác đồng hồ đeo tay khi có dịp tiếp kiến Người.
Nhưng Người dùng toàn bộ số đồng hồ ấy làm quà tặng hoặc phần thưởng cho những anh hùng, cán bộ, chiến sĩ có nhiều thành tích. Một trong những chiếc đồng hồ đó chính là chiếc Movado của Thụy Sĩ. Ban đầu chiếc đồng hồ này do nhân dân Thụy Sĩ tặng Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi ông tham dự hội nghị Geneve. Thủ tướng đã trao tặng Bác Hồ chiếc đồng hồ ấy. Đầu năm 1955, tự tay Bác đã trao tặng chiếc đồng hồ này cho người lính cận vệ Tạ Quang Chiến, người sau này là Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao…
Sau 1975 khi thống nhất đất nước, nhiều thương hiệu đồng hồ như Seiko, Rado 12 hạt, Orient… du nhập nhiều hơn từ Sài Gòn ra miền Bắc, lúc ấy người dân mới biết đến và chơi các dòng đồng hồ này. Bên cạnh đó, bắt đầu xuất hiện một số thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ do Việt kiều ở miền Nam mang về.
Người Việt Nam đặc biệt thích thương hiệu của Omega, Rolex. Trong đó, cuốn hút người chơi nhất là Omega bát quái với mặt số của hình bát quái, được cho là hợp với người phương Đông.
Những đồng hồ được giới sưu tập săn lùng, trả cao giá nhất, là đồng hồ Liên Xô vốn chỉ được dành cho các vị lãnh đạo, quà tặng ngoại giao, mà chỉ các quan chức cao cấp mới có thể sở hữu nhưng vì nhiều lý do nó lưu lạc trong dân gian. Tiếp theo là dòng đồng hồ Omega nhưng xuất xứ trong những sĩ quan Mỹ có vợ Việt. Sau năm 1975 họ về nước, để lại đồng hồ cho con cháu ở Việt Nam, con cháu họ không giữ nữa, từ đó nó được bán cho giới săn đồng hồ cổ. Dòng đồng hồ Nhật Bản như Seiko, Orient, Citizen… ít được ưa chuộng hơn. Những giờ đây casio Việt Nam lại là sản phẩm được săn lùng và chờ đợi nhất.
Hoài niệm đồng hồ Liên Xô
Nhưng dân chơi miền Bắc chỉ thực sự bắt đầu rộ lên thú chơi đồng hồ từ trào lưu những người được đi học tập ở Liên Xô về. Lúc ấy, xuất hiện dày đặc ở miền Bắc các dòng đồng hồ như Boljot, Seconda, Pakema, Rakieta, Slava… từ Liên Xô. Tiêu biểu cho đồng hồ từ thời Liên Xô cũ là những chiếc đồng hồ vỏ làm bằng vàng 583 (14K), đồng hồ boljot 23j.
Sở dĩ nhiều người sưu tập đồng hồ đeo tay Liên Xô, bởi tính biểu tượng. Liên Xô là hình ảnh tượng trưng cho hòa bình, “lương tri nhân loại”, cho sức mạnh của CNXH trên thế giới. Sức ảnh hưởng của biểu tượng đó rất lớn đối với Việt Nam. Hơn nữa, nhiều công dân Việt Nam ưu tú sau thời gian gắn bó với Liên Xô, đã say mê văn hóa Nga. Đây đều là những người trí thức được đào tạo, học tập ở Nga nên có sức ảnh hưởng đến những người khác. Những người ấy đều muốn tìm lại một hồi ức Nga, điều đó vô tình cổ súy, tôn vinh các loại đồng hồ Liên Xô.
Bên cạnh đó, có một tầng lớp nữa chơi đồng hồ đặc biệt cao cấp – những doanh nhân thành đạt. Hiện nay, những tay chơi đồng hồ cho biết, Việt Nam đã xuất hiện những đồng hồ cơ đeo tay, giá trị tiền đến mấy trăm nghìn đô. Có thể kể ra nhiều hãng đồng hồ trứ danh thế giới, chuyên sản xuất với số lượng có hạn đã có mặt trong bộ sưu tập của các đại gia chơi đồng hồ như Richard Mille, Jaeger- LeCoultre, Breguet hay Audemars Piguet.
Cách chơi đồng hồ đeo tay của những tay chơi Hà Nội đúng nghĩa là chỉ săn lùng đến cỡ đồng hồ Omega bát quái trên dưới 3.000 USD, hoặc một chiếc đồng hồ Liên Xô chỉ vài triệu đồng. Nhưng điều khác là dù rẻ tiền hay đắt tiền đều đòi hỏi sự nguyên bản, không pha tạp và nếu mặt hỏng thì nó không có giá trị.
Mục Lục
EF-130D-1A2V
• Kim đồng hồ lớn, có màu sắc sinh động
• Hiển thị thứ và ngày ở vị trí 4 giờ
• Vỏ và dây đeo bằng thép không gỉ
• Khả năng chống nước ở độ sâu 100 mét
Mạ ion một phần
Mặt kính khoáng
Núm vặn khóa bằng vít
Nắp sau khóa bằng vít
Khả năng chống nướ…
EF-132D-1A4V
• Vỏ và dây đeo bằng thép không gỉ
• Khả năng chống nước ở độ sâu 100 mét
• Hiển thị thứ và ngày ở vị trí 3 giờ
• Logo EDIFICE được dập trên núm vặn, nắp sau và chốt
• Các chữ số Ả Rập lớn, dễ đọc
Mạ ion một phần
Mặt kính khoáng
Nắp sau khóa bằng …
EFR-100D-1AV
ĐƯỜNG ĐUA NĂNG ĐỘNG
・ Khả năng chống nước ở độ sâu 100 mét
・ Vỏ và dây đeo bằng thép không gỉ
・ Hiển thị thứ và ngày
・ Thiết kế hình vuông phổ biến
Mặt kính khoáng
Khả năng chống nước ở độ sâu 100 mét
Vật liệu vỏ / gờ: Thép…
EMA-100-1AV
DÒNG HÀNG HẢI TIÊN TIẾN
・ Chống từ
・ Khả năng chống nước ở độ sâu 200 mét
・ Đồ thị thủy triều dạng kim
・ Đèn chiếu sáng LED pastel màu lam nhạt
・ Nhiệt kế
・ Dữ liệu tuần trăng
・ Đồng hồ bấm giờ 1/100 giây
・ Giờ thế giới
・ …