Đồng hồ vẫn luôn là món đồ thời trang và cũng là thứ để khẳng định đẳng cấp của bao người. Hình thức của chiếc đồng hồ được nhà sản xuất ra sức cải tiến, thiết kế mới lạ. Gắn đủ kim cương, đá quý. Đến cái dây đeo cũng được chăm chút từng chi tiết nhỏ nhất như chiếc khóa cài đến chất liệu và màu sắc bề ngoài. Nhiều hãng thời trang như versace, CK, Channel, Louis Vouiton không chịu thu mình ở lãnh địa hàng may mặc hoặc đồng hồ dùng theo người mà chuyển sag kinh doanh cả đồng hồ đeo tay.
Giá của những chiếc đồng hồ này chẳng hề kém cạnh những chiếc đồng hồ tên tuổi là bao. Đến như hãng bút viết Mont Blanc, rất dễ nhận biết nhờ ngôi sao trắng ở chóp của nắp bút, cũng liên tục cho ra mắt vô số mẫu đồng hồ. Cách làm này, góp phần trói chân và món túi những quý khách sành điệu muốn nâng cấp giá trị bản thân bằng sự thể hiện luôn trung thành theo đuổi thương hiệu sành điệu.
Mục Lục
Thương hiệu đồng hồ nào là tốt nhất?
Trên thực tế là ngay cả những chuyên gia về đồng hồ đeo tay cũng không thể đưa ra nhận định chính xác trong việc xếp hạng các tên tuổi trong ngành này.
Tại sao nhiều người thích đồng hồ đắt tiền thế?
Giá của đồng hồ phụ thuộc vào những gì? Đồng hồ đắt tiền đồng nghĩa với việc khẳng định vị trí xã hội của người đeo nó.
Nhiều người kỹ tính chọn đồng hồ chỉ vì tên tuổi của hãng. Giá của đồng hồ phụ thuộc vào thương hiệu, tính năng, độ chính xác hay đơn giản là lượng kim loại quý dùng để làm nó. Các nhà thiết kế đang được trả tiền để làm cho đồng hồ ngày càng tinh xảo hơn.
Chọn đồng hồ cơ, đồng hồ tự động hay chọn đồng hồ điện tử? Đồng hồ điện tử thường chạy chính xác hơn. Nhưng nếu có cơ hội sở hữu một chiếc đồng hồ cơ tự động thì sẽ có nhiều người nhìn bạn bằng ánh mắt ngưỡng mộ hơn. Thật ra thì độ chính xác của đồng hồ điện tử chẳng ảnh hưởng đến con người. Chẳng lẽ trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần độ chính xác đến một phần nghìn của giây sao? Đấy là nói vậy thôi chứ thực ra, yếu tố rẻ của đồng hồ điện tử đã khiến các hãng đồng hồ cơ chao đảo trong một thời gian dài.
Tại sao đồng hồ cơ đắt?
Vì chi phí sản xuất cao hơn do phải làm nhiều chi tiết hơn, vì đòi hỏi kỹ thuật tỷ mỉ hơn nên cần đến kinh nghiệm và tay nghề của các thợ sản xuất đồng hồ – cả hai thứ này đều không rẻ, vì nguyên liệu làm đồng hồ cơ (vàng, đá quý, các kim loại đặc biệt) đắt tiền hơn, và vì chế độ bảo hành phức tạp do có nhiều chi tiết hơn, hệ thống phân phối với số lượng ít hơn thì giá sẽ cao hơn.
Mặt đồng hồ nào là tốt nhất?
Mặt làm bằng nhựa tổng hợp dễ bị đàn hồi và xước nhưng dễ đánh bóng, làm mới. Mặt thủy tinh khoáng không đàn hồi (chống nước tốt), khó xước hơn nhưng nếu đã bị xước thì chỉ còn cách thay mới. Mặt bằng sapphire chống xước tốt nhất (chỉ xước nếu bị cọ với kim cương) nhưng cũng đắt nhất.
Chống nước hay chịu nước?
Người ta chỉ có thể ngăn không cho nước lọt vào bên trong đồng hồ, nghĩa là chống nước chứ không thể đảm bảo đồng hồ vẫn chạy khi nước đã lọt vào bên trong máy. Theo ủy ban thương mại Hoa Kỳ thì các nhà quảng cáo đồng hồ không được phép quảng cáo sản phẩm của mình là “waterproof” cho dù đó là đồng hồ chuyên dụng cho thợ lặn. Tuy nhiên một số hãng vẫn cứ đề như vậy trên vỏ máy khiến nhiều người hiểu lầm. Đơn vị đo chỉ số chống nước in hoặc khắc trên đồng hồ là M (mét). Các ký hiệu khác có thể gặp là BAR hoặc ATM (chỉ áp suất trong nước mà đồng hồ đeo tay chịu được). Mỗi BAR hay ATM tương đương với 10M. Theo đó 50M đeo được lúc bơi bình thường; 100M đeo được lúc lặn, tất nhiên là đừng sâu quá; 200M bạn có thể dùng lặn đến độ sâu không quá 40m; 1000M chỉ số này chỉ có ở đồng hồ lặn chuyên nghiệp, loại có gioăng đặc biệt và van thoát khí heli.